Ngành Công Nghệ Thông Tin đang là ngành cực hot vì cơ hội việc làm rất lớn. Cơ hội việc là của ngành này ở Việt Nam cũng khá lớn.
Các ngành nghề:

Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT là ngành có cơ hội cao nhất trong cuộc cánh mạng 4.0.Vì thế nó là ngành rất hot hiện nay.
Tuy nhiên, ở trong lĩnh vực này, lại có rất nhiều ngành nghề khác nhau cùng với các cơ hội làm việc khác nhau.
Một số ngành như là: Lập trình viên, Quản trị cơ sở dữ liệu, Kĩ sư phần mềm, Quản trị mạng, Chuyên gia bảo mật, Phát triển và thiết kế website
Dưới đây là 4 nghề được xem là nổi bậc nhất:.
Lập trình viên:
Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 32% trung bình mỗi năm
Mức lương: 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng(dưới 3 năm kinh nghiệm)
Mô tả công việc:Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm).Công việc của lập trình viên có thể được phân chia cụ thể thành: lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình game, lập trình mobile,…
Quản trị cơ sở dữ liệu:
Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 31% trung bình mỗi năm
Lương trung bình: 16.000.000-35.000.000 VNĐ/tháng
Mô tả công việc:Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu là người có nhiệm vụ cài đặt, sao lưu, kiểm soát, xử lý, duy trì hệ thống dữ liệu an toàn. Công việc của họ là tìm ra cách lưu trữ hiệu quả nhất, nhằm đưa thông tin tới người cần vào đúng thời điểm.
Kĩ sư phần mềm:
Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 30% trung bình mỗi năm
Lương trung bình: 20.000.000-35.000.000 VNĐ/tháng
Mô tả công việc:Kỹ sư phần mềm là những người dùng kĩ thuật toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế để tạo ra phần mềm và hệ thống trên máy tính và thường phải kiểm tra, đánh giá phần mềm của mình hoặc của người khác và họ phải có kĩ năng giao tiếp.
Quản trị mạng:
Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 28% trung bình mỗi năm
Lương trung bình: 10.000.000-20.000.000 VNĐ/tháng (có kinh nghiệm khoảng 25.000.000-30.000.000 VNĐ/tháng).
Mô tả công việc:Nhân viên quản trị mạng phải có biện pháp ngăn chặn và bảo vệ mạng trước nguy cơ virut, kẻ tấn công với mục đích xấu là xâm nhập, ăn cắp thông tin và phá hoại hệ thống. Nhưng doanh nghiệp chỉ cần khoảng 2-3 nhân viên cho vị trí này.
Tình hình nhân sự:

Như các bạn đã thấy do ảnh hưởng của cách mạng 4.0 nên tại cuộc khảo sát trong sự kiện ICT Summit 2017 với 89,9% ý kiến cho rằng ngành công nghệ thông tin có lợi thế lớn nhất trong thời đại này. Nhu cầu tuyển dụng ngành này rất sôi động bất chấp thất nghiệp các ngành khác đang gia tăng.
Từ năm 2013-2015, theo Báo cáo phân tích thị trường lao động chuyên ngành IT từ trang Vietnamworks, trung bình số nhân sự tăng 8%/năm trong khi lượng việc làm tăng đến 47%/năm. Nếu vẫn giữ mức tăng trưởng này thì đến năm 2020 sẽ thiếu hơn 500.000 nhân sự công nghệ thông tin.
Theo đánh giá của Navigos Search, dự báo đến năm 2018, thị trường cần 350.000 lập trình viên. Trong khi đó chỉ đáp ứng được khoảng 200.000 lập trình viên, tức là thiếu 150.000 nhân lực.
Cơ hội việc làm hấp dẫn như vậy nên hiện nay nhiều người đổ xô học CNTT nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng thiếu nhân sự do chất lượng đầu ra còn quá thấp để minh chứng cho điều đó thì:
Thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chỉ ra, có tới 72% sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại.
Và đâu là lý do?
Chia sẻ với báo Tuổi trẻ, một giảng viên khoa CNTT trường ĐH Khoa học tự nhiên, cho biết mục tiêu tốt nghiệp của sinh viên “càng sớm càng tốt” thay vì “càng chắc càng tốt”
Mặt khác, rất ít sinh viên tập trung tự học, tự nghiên cứu, hầu hết chỉ tiếp thu kiến thức bị động từ nhà trường.
Chính vì chất lượng đầu ra thấp nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên không chỉ vậy còn phải đối mặt với tình trạng nhảy việc liên tục của nhân viên.
Tóm lại chúng ta có thể thấy hiện nay doanh nghiệp thì than là thiếu nhân viên còn sinh viên thì vẫn thất nghiệp.Đó chính là thực trạng của thị trường lao động nghành CNTT tại Việt Nam hiện nay.
Với tình trạng bất ổn này chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội. Vậy đó là gì?
Thách thức và cơ hội:
Thách thức:
Trước hết thách thức của chúng ta thì rất nhiều tuy nhìn minh chỉ xin tóm gọn thành 3 thách thức lớn nhất mà chúng ta cần vượt qua.

Đầu tiên một vấn đề muôn thuở của sinh viên Việt Nam mà mình dám chắc rằng bất kì ai trong số chúng ta cũng đã từng nghe đó chính la kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ. Đây cũng chính là lí do khiến nhiều sinh viên cũng như những người đã đi làm không có được bước tiến trong nghành này. Nói không xa INTEL từng thất vọng ê chề khi chỉ tuyển được 40 trong số 2000 nhân viên cần tuyển dụng trong một dự án cần đầu tư tại Việt Nam. Nguyên nhân chính không phải là do giới trẻ Việt Nam thiếu kiến thức mà là do thiếu kĩ năng mềm thiếu ngoại ngữ.
Thách thức thứ 2 cũng là trở ngại lớn nhất đối với chúng ta những người mới đặt chân vào nghành này. Đó là CNTT là một nghành có khối lượng kiến thức rất lớn. Bởi CNTT là 1 linh vực rộng từ phần mềm, phần cứng, thiết kế, báo mật, quản trị mạng… và quan trọng hơn Công Nghệ thay đổi hàng ngày và bản thân mỗi chúng ta cũng phải nắm bắt được những thay đổi liên tục ấy để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Cơ hội:
Cơ hội mà chúng ta đang có là Việt Nam đang trên đường hội nhập quốc tế thì sẻ tạo ra cho ngành công nghệ thông tin nói riêng và nhiều ngành khác nói chung một môi trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm, phát triển khoa học-công nghệ không những trong khu vực mà còn mang tầm cỡ quốc tế. Từ đó, chúng ta sẻ nắm bắt được xu thế khoa học- công nghệ thế giới và sẻ mang lại cho chúng ta cái nhìn bao quát rộng lớn hơn về thế giới phẳng và công nghệ được đặt lên hàng đầu để có thể nắm những cơ hội mà ngành công nghệ thông tin mang lại.

Và có cơ hội việc làm cao,dễ xin việc và mức lương hấp dẫn.Thì có một câu nói hay là:(học công nghệ thông tin không bao giờ thiếu việc). Trong khi đó thì nhiều ngành nghề đang bão hòa về thị trường lao động như:kinh tế,tài chính ngân hàng. Quay trở lại với cơ hội thứ ba này thì theo như đánh giá của Bộ thông tin và truyền thông thì tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT.
Cuối cùng là một số câu hỏi và phần tổng kết về bài thuyết trình của nhóm mình. Cảm ơn cô và các bạn chú ý lắng nghe. Xin chúc các bạn thực hiện thật tốt bài thuyết trình của mình.xin chân thành cảm ơn.