Theo bạn thi Người Giàu Và Người Nghèo khác nhau như thế nào về tư duy và hành động. Có thay dổi cách sống của một con người.

Giàu có và trở nên thành đạt là ước mơ của tất cả mọi người. Nhưng không phải ai cũng hiểu được những quy tắc cơ bản đầu tiên để đạt đến giấc mơ đó: muốn làm giàu thì phải biết tư duy như người giàu trước đã.
Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao một số người lại giàu và một số khác lại nghèo không? Có thể bạn cho rằng đó là sự may rủi giống như trò bốc thăm vậy – bối cảnh gia đình đã sinh ra bạn, đất nước – nơi bạn sống, sự dồi dào hay sự thiếu hụt công ăn việc làm tốt. Đúng, có thể đó là các yếu tố góp phần, nhưng ở đây, sự khác biệt chính yếu giữa người giàu và người nghèo thực ra đều quy ra về một điểm.
“Tư Duy Dư Dả” So Với “Tư Duy Thiếu Thốn”: Yếu Tố Dự Báo Đáng Tin Cậy Về Sự Giàu Có Của Bạn Trong Tương Lai
Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh và điều kiện về việc tại sao có người giàu và có người nghèo, bạn hãy xem lại chính trạng thái tư duy của mình – hay đúng hơn là kiểu tư duy mà bạn đang có.
Tất cả nằm ở việc bạn có lối “tư duy dư dả” hay “tư duy thiếu thốn”, nhưng đâu là điểm khác biệt giữa hai kiểu tư duy đầy sức mạnh này, khi nói đến vấn đề tiền bạc ?
Ở đây chúng ta sẽ bàn luận về các điểm khác biệt then chốt khác nhau giữa lối tư duy dư dả và lối tư duy thiếu thốn, cũng như điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của bạn trong chuyện tiền bạc như thế.
Nghi Ngờ So Với Tin Cậy
Người nghèo thường có cách nhìn đầy nghi ngờ đối với tất cả mọi việc. Họ tin rằng mọi người ở ngoài kia đều muốn lấy tiền của họ hoặc muốn lừa gạt họ. Bạn có tự thấy mình cứ liên tục nghĩ “Mình sẽ không tiêu xài nhiều như vậy!” và tin rằng sẽ một công ty nào đó đang tham lam khi họ định giá cho một món hàng quá cao?
Những người giàu thường có quan điểm mang tính tin cậy nhiều hơn so đối với nhiều vấn đề. Họ tin những người khác hơn, không nghi ngờ về động cơ của mọi người và về việc phải chi tiền. Phải, việc đó sẽ rất dễ dàng nếu như bạn có nhiều tiền, nhưng thực sự nó là do cái lối tư duy dư dả và không tập trung vào việc để mất di môt thứ gì đó, mà thay vào đó là tập trung vào những điều mà bạn sẽ nhận lại được khi mua một thứ gì đó.

Vấn Đề So Với Giải Pháp
Những người nghèo họ thường có những lối tư duy tiêu cực đối với mọi khía cạnh của cuộc sống – không chỉ là chuyện tiền bạc. Họ đi tìm các vấn đề thay vì những giải pháp, và dùng chúng để đổ lỗi về mọi hoàn cảnh của mình, chẳng hạn như nơi mình sống, hệ thống chính quyền, không có đủ việc làm, hay là những người khác cùng với hành động của họ. Việc biện hộ về lý do tại sao họ không bao giờ thành công – tức là tạo ra những vấn đề chứ không phải là giải pháp – là một lối tư duy phổ biến thường gặp.
Những người giàu, kể cả khi họ lớn lên trong hoàn cảnh tiêu cực nào đó, thường xem đó như một cơ hội để nhận lấy trách nhiệm và làm gì đó để thay đổi nó. Họ chấp nhận rằng cuộc đời sẽ đặt ra cho họ những khó khăn, nhưng việc phải làm là phải tìm ra giải pháp và đừng biến nó thành lý do khiến ta không thành công.
Cách Suy Nghĩ Kiểu “Họ” So Với “Chúng Ta”
Khi làm một việc gì đó, người nghèo họ thường tự tách mình ra khỏi công việc hoặc công ty mà họ đang làm việc. Việc họ tạo ra một cách nhìn nhận theo kiểu “họ và ta” cũng có nghĩa là về cơ bản, bạn đang không tự chịu trách nhiệm về vai trò của mình và không xem mình là một phần của toàn công ty. Khi xuất hiện một lời phàn nàn về việc các dịch vụ tốn quá nhiều thời gian, sẽ rất dễ nói rằng “đó là vì họ không tuyển đủ nhân viên” để nhanh chóng đổ lỗi và phủi trách nhiệm của mình đi.
Khi bạn có tinh thần theo kiểu “chúng ta” trong công việc của mình, bạn sẽ ra sức đầu tư cho nó và thể hiện sự gắn bó quyết tâm của mình cho nó. Chính vì vậy việc thể hiện niềm tin của mình đối với một người hay việc nào đó sẽ làm lan tỏa sự tin cậy và sự cố gắng đầu tư công sức từ những người khác.
Giả Định So Với Câu Hỏi
Việc đưa ra những điều giả định này có thể gây hại rất lớn và khiến bạn cứ ở trong trạng thái tư duy thiếu thốn. Những người nghèo thường dễ dàng bỏ cuộc do những điều giả định, chẳng hạn như ý nghĩ rằng “Tôi nghi là sẽ chẳng có công việc tốt nào trong vùng này đâu, thế nên có tìm cũng chẳng ích gì” sẽ ngay lập tức tước bỏ đi của bạn những cơ hội tiềm năng. Việc không đặt ra ch mình những câu hỏi và không chịu nghiên cứu tìm tòi sẽ khiến bạn cứ mãi sống trong cảnh nghèo túng.
Trái lại, thói quen đặt câu hỏi sẽ cho bạn nhiều cơ hội thành công hơn nữa. Những ý nghĩ kiểu “sẽ thế nào nếu…” rất thường gặp ở những người giàu có và thành công – “sẽ thế nào nếu mình đi khắp nơi để tìm những công việc tiềm năng?”, “sẽ thế nào nếu mình gửi thư điện tử đến phòng tuyển dụng để xem họ có đang cần người làm không?”.

Tầm Quan Trọng Của Tiền So Với Tầm Quan Trọng Của Thời Gian
Những người nghèo thường tin rằng cuộc đời họ cuối cùng sẽ tốt đẹp hơn nếu họ làm việc thêm giờ để kiếm được số tiền nhiều hơn. Nhưng thực ra họ đang đánh đổi thời gian quý báu mà họ sẽ chẳng bao giờ lấy lại được để có thêm ít đồng bạc lẻ mà thôi. Họ tập trung quá nhiều vào việc thiếu tiền và phải bù đắp lại bằng cách làm việc thêm giờ, chứ ít tập trung vào chất lượng của khoảng thời gian mà họ có được.
Những người giàu họ thường tập trung vào tầm quan trọng của thời gian nhiều hơn là tiền bạc. Họ xem các kinh nghiệm là thứ rất quan trọng đối với chất lượng cuộc sống và ít lo lắng hơn về việc kiếm được thêm tiền. Công việc của họ là tập trung nhiều hơn vào niềm vui thích khi làm việc đó chứ không phải tập trung chủ yếu vào số tiền mà họ kiếm được.