Thi công tường nhà cũng khá đơn giãn, nhưng đòi hỏi phải có hiểu biết và kinh nghiệm. Bởi vì trong quá trình sơn rất dễ xảy ra các sự cố không nên có. Vậy nên nếu bạn đang có dự định tự tay hoàn thiện bức tường nhà mình. Thì hãy tham khảo bài viết sau đây để có thể tránh các sự cố có thể xảy ra và cách khắc phục
Bề mặt sơn bị nhăn khi thi công sơn tường
Nguyên nhân
- Khi thi công lớp sơn quá dày.
- Điều kiện thời tiết khi thi công quá nóng hoặc quá lạnh, khiến cho lớp sơn phía ngoài khô nhanh hơn lớp phía trong.
- Độ ẩm không khí quá cao trong quá trình thi công ảnh hưởng đến quá trình làm khô màng sơn.
- Các bước thi công không tuân thủ thời gian theo đúng quy các.
- Trước khi sơn, bề mặt chưa được làm sạch, vẫn dính tạp chất, bụi bẩn, khiến bề mặt sần sùi.
Cách giải quyết
Vệ sinh, làm sạch bề mặt sơn cũ bị nhăn trước khi thi công lớp sơn mới. Trong quá trình thi công, cần đợi lớp sơn lót khô hoàn toàn rồi mới tiến hành sơn phủ. Cũng cần chú ý điều kiện thời tiết khi sơn, tránh sơn ngày mưa, độ ẩm cao hay quá nắng nóng.

Màng sơn bị rạn, nứt khi thi công sơn tường
Nguyên nhân
- Nứt kết cấu xây dựng đối với những công trình mới kém chất lượng, sau một thời gian tường bị nứt khiến màng sơn phủ cũng bị nứt theo.
- Người chọn sơn không có nhiều kiến thức mảng này và không có kinh nghiệm thì có thể sẽ chọn nhầm sơn lót và sơn phủ không tương thích
- Tỷ lệ pha phải chuẩn xác theo hướng dẫn của nhà sản xuất, quá loãng hay quá đặc đều có thể ảnh hưởng đến độ co giãn của sơn
- Màng sơn thực tế được thi công quá dày so với khuyến nghị từ nhà sản xuất cũng gây ra rạn nứt
- Ngoài ra, khoảng thời gian chờ giữa lớp sơn lót và sơn phủ cũng rất quan trọng. Phải đúng và đủ thời gian quy định, không quá hấp tấp khi sơn lót còn ẩm, cũng không được để sơn lót khô quá lâu sẽ làm giảm độ bám dính của sơn phủ gây nên tình trạng màng sơn bị rạn nứt.
Cách giải quyết
Tiến hành sửa chữa những vết nứt ở trên tường để chúng bằng phẳng trước khi thi công. Cạo hết lớp sơn cũ đi, làm sạch bề mặt sau đó mới tiến hành sơn lại. Quý khách hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt thời gian sơn cách lớp để tránh ảnh hưởng chất lượng khi tiến hành.
- Dùng bột trét đặc biệt để có thể xử lý bề mặt vết nứt màng sơn.
- Nên dùng loại sơn thích hợp ở bề mặt tường khi chúng bị nứt.
- Tiến hành thi công đúng phương pháp, độ dày thích hợp, đạt yêu cầu.
- Làm sạch mảng sơn cũ, xả nhám và làm sạch hết bề mặt cũ.
- Dùng loại sơn thích hợp, chất lượng rồi sơn lại hai lớp sơn phủ.

Màng sơn bị sần sùi khi thi công sơn tường
Nguyên nhân
- Khuấy trộn thùng sơn không đều.
- Sử dụng loại sơn có chất lượng thấp.
- Lăn sơn quá nhanh
- Sử dụng con lănkhông đúng (chiều dài sợi không đúng).
- Lăn thừa sơn.
- Sơn có độ bóng cao trên bề mặt sần sùi.
Cách giải quyết
Tất cả các loại sơn khi thi công sẽ tạo bọt tuy nhiên sơn có chất lượng, khi bề mặt còn ướt bọt đã bị vỡ ra, tạo cho màng sơn phẳng có độ chảy tốt. Tránh lăn sơn thừa hay sử dụng sơn quá hạn sử dụng. Sử dụng loại sơn bóng hay bán bóng đều bằng con lăncó đầu sợi ngắn, lăn sơn lót trên bề mặt sần sùi trước khi lăn sơn phủ. Chà nhám bề mặt bị sần sùi trước khi lăn sơn lại

Màng sơn bị bong tróc khi thi công sơn tường
Nguyên nhân
- Khi sơn, thợ sơn đã xử lý bề mặt không tốt, để bề mặt còn bụi bám hay các chất làm giảm độ bám dính như dầu, mỡ, sáp,… nên sơn không thể bám dính tốt vào tường, một thời gian sau xảy ra hiện tượng bong tróc.
- Thi công không đúng hệ thống, không sử dụng sơn lót. Trong khi tác dụng của sơn lót là tạo độ dính chặt lớp sơn phủ và mặt tường, chống tác hại của kềm (trong nước vôi, xi măng…) lên lớp sơn phủ.
- Do màng sơn đã bị phồng rộp hoặc phấn hóa khi sơn trên bề mặt bê tông còn tươi, độ kềm cao, hay bề mặt sơn bị ẩm liên tục, chưa được xử lý chống ẩm tốt.
- Dùng lớp sơn hệ dung môi mạnh hơn hệ dung môi của lớp sơn trước.
- Thi công dưới điều kiện sự tạo màng bị cản trở như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc có nhiều gió làm cho màng sơn bay hơi quá nhanh. Do đó, lớp sơn không được bảo vệ bởi màng, dễ hư hỏng theo thời gian và tác động của môi trường bên ngoài.
Cách giải quyết
- Xử lý bề mặt cẩn thận trước khi sơn: làm sạch bề mặt, xử lý chống ẩm, chống kềm.
- Luôn sử dụng sơn lót, sơn hoàn thiện chất lượng cao. Không nên tiếc tiền cho khâu chuẩn bị để phải tốn tiền và công sức để sửa lại về sau.
- Nên cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bề mặt, xử lý triệt để nguồn gốc gây ẩm ướt và vệ sinh sạch sẽ.

Màng sơn bị rêu mốc khi thi công sơn tường
Nguyên nhân
Vấn đề này là do màng sơn bị đốm xanh, đen hoặc nâu trong khi sử dụng thời gian ngắn. Đây cũng là sự cố khi thi công sơn thường xuyên gặp phải.
Sơn tại những vị trí thuận lợi cho nấm mốc phát triển như phòng giặt, nhà bếp. Khi thi công sơn, sử dụng sơn lót chất lượng thấp, không đúng chủng loại kháng kiềm tốt. Ngoài ra, những loại sơn chất lượng thấp hay sơn nội thất thông thường cũng dễ khiến bị nấm mốc.
Bề mặt trước khi sơn không được xử lý kỹ, bị rêu mốc mà không loại bỏ hết đã tiến hành sơn. Bên cạnh đó, hàm lượng chống rêu mốc kém chất lượng, sau một thời gian gây ảnh hưởng.
Cách giải quyết
Để xử lý sự cố này, sử dụng thuốc tẩy nhỏ vào vị trí đốm màu xem chúng có bị mờ đi không, nếu mờ thì là rêu mốc. Chỉ cần chà sát toàn bộ khu vực mốc là được. Để tránh thuốc tẩy ảnh hưởng đến da tay bạn nên đeo đồ bảo hộ nhé.
Ngoài ra, cần tiến hành thi công sơn lót đúng theo tiêu chuẩn. Chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các loại sơn lót tốt, điều này giúp bề mặt được sơn đẹp hơn, hạn chế nấm mốc trong khi sử dụng.

Với những thông tin này hy vọng có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về những sự cố khi thi công sơn và có được cách khắc phục thích hợp nhất. Nếu như cần tư vấn thêm bất cứ thông tin gì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất.
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DV CHÍ HÀO
- Địa chỉ: 606/76/4 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
- Hotline: 0825 202 226