Hiện nay doanh số nước ta ngày một tăng không ngừng, kéo theo đó là các nhu cầu tăng cao cần được đáp ứng. Một trong những nhu cầu chính đó là nhà ở các công trình trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắp,… Và sản phẩm sơn chống rỉ cũng được ra đời nhằm làm tăng tuổi thọ, sức bền cho các công trình. Vậy sơn chống rỉ là gì? và tác dụng ra sao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau
Sơn chống rỉ là gì?
Sơn chống rỉ còn được gọi là sơn lót chống gỉ. Có tác dụng làm lớp kết nối giữa sơn phủ, với bề mặt kim loại bảo vệ kết cấu sắt thép một cách hiệu quả khỏi các tác động ăn mòn hoặc gỉ sét đến từ môi trường bên ngoài, giữ cho bề mặt luôn sáng bóng và bền màu.
Sơn lót chống rỉ là bước quan trọng trong quy trình sơn để bảo vệ bề mặt kim loại trước những tác động ăn mòn đến từ môi trường Đối với một số trường hợp ở môi trường ăn mòn cao như tiếp xúc với nước mặn, dầu mỡ, axit, nhiệt độ cao,..thì cần lớp sơn giàu kẽm.
Biện pháp dùng sơn chống rỉ được đánh giá là có hiệu quả cao gấp hai lần so với việc dùng sơn mài và men. Sơn chống rỉ có thể được sử dụng cho kim loại trong nhà và cả ngoài trời với hiệu quả ưu việt.

Phân loại sơn chống rỉ
Trên thị trường hiện nay phân sơn chống rỉ thành hai loại:
- Chống rỉ 1 thành phần
- Chống rỉ 2 thành phần
Chống rỉ 1 thành phần là loại sơn có thành phần là gốc alkyd. Ngoài ra vẫn có các thành phần khách như chiếm phần rất nhỏ. Nên ta dùng tên chống rỉ một thành phần dành có các loại có chứ gốc alkyd là chủ yếu.
Chống rỉ 2 thành phần là loại sơn cao cấp có thành phần chính là chất đóng rắn polyamide và dung môi.

Đặt điểm
Dòng 1 thành phần:
- Sơn có khả năng bám dính cao; trên mọi bề mặt sắt, thép, kẽm, gỗ,… nhưng thời gian sử dụng của loại sơn này lại thấp hơn so với loại 2 thành phần
- Thời gian khô nhanh hơn: sơn này khi sử dụng chỉ cần pha với dung môi. Chỉ cần khuấy đều và sơn, đợi sơn khô chỉ mất 30 phút. Đồng thời loại sơn này cũng phù hợp với các dụng cụ thi công
- Khả năng chống rỉ sét cao: theo nguyên cứu khả năng chống rỉ phụ thuộc vào lớp lót chống rỉ đến 70%
- Tiết kiệm chi phí: Trên thực tế, chi phí sử dụng sơn 1 thành phần và các loại sơn khác có sự chênh lệch khá lớn. Sơn 1 thành phần có mức chi phí thấp hơn hẳn và giúp tiết kiệm cho chủ đầu tư

Dòng 2 thành phần:
- Độ bền cao: có khả năng chống mài mòn chịu được va đập, bảo vệ bề mặt sơn phẳng mịn.
- Khả năng chống chịu tia UV, chịu nhiêt hiệu quả.
- Khả năng chịu hóa chất:. Màng sơn sau khi khô hoàn toàn có thể chống lại được sự tác động của nhiều loại hóa chất vô cơ và hữu cơ. (nước muối, xà phòng, chất tẩy rửa thông thường,…)
- Nhiều khả năng chấp nhận được các cơ sở thời tiết cực đoan như : hơi muối, nước biển , chất hóa học,. .
- Sơn 2 thành phần hầu hết được ứng dụng trong ngành sơn cấu trúc thép như:. Khung nhà thép, nhà thép tiền chế, cột thu lên sóng truyền hình,…
Quy trình
Trước khi sơn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơn như máy xịt, cọ quét,…Pha sơn, khi pha cần nắm rỏ cách pha nên pha theo tỷ lệ và loại dung môi mà nhà sản xuất đề nghị. Xác định thời tiết và nhiệt độ hiện tại để nhắm thời gian sơn khô chuẩn. Quy trình sơn:

Bước 1: Xử lý bề măt
Bề mặt ảnh hưởng đến độ nhắn mịn của lớp sơn. Cần sử dụng giấy nhám hay một số dụng cụ khác làm sạch bề mặt sơn
Bước 2: tiến hành sơn
Thợ sơn sử dụng cọ, con lăn hay súng phun sơn phù hợp với bề mặt và tiến hành sơn
Bước 3: Hoàn thiện
Sau khi sơn lớp chống rỉ đầu tiên sau 1-2 tiếng sơn khô tiến hành sơn lớp phủ hoàn thiện.
Khi đạt đến độ khô cần thiết tiến hành kiểm tra lỗi và phủ một lớp sơn dầu để hoàn thiện quy trình.

Nếu bạn đang cần một lớp sơn chống rỉ cho công trình của mình. Hãy tìm hiểu kĩ về các hãng khác nhau để có thể tìm cho mình màu sắc cũng như chất lượng phù hợp. Bên cạch đó quy trình sơn và các lưu ý cần thiết cũng phải đặt biệt chú ý để có thể tạo ra một lớp son hoàn hảo nhất.
Một số quy trình thi công khác