Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới ẩm với 4 mùa khác nhau đặt biệt hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa. Đến những mùa nắng gắt nhiệt độ tăng cao có khi lên đến 40 độ C. Một trong các biệt pháp được các nhà thầu lựa chọn đó là sử dụng sơn chóng nóng. Vậy sơn chóng nóng là gì và tác dụng ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Sơn chóng nóng là gì?

Sơn chóng nóng là loại sơn chuyên dụng. Có các chất tạo màng có khả năng cách nhiệt và phản lại ánh sáng mặt trời.
Loại sơn này thường dùng để phủ
lên một số đồ vật nhằm giúp cho các đồ vật này chống chọi được với nhiệt độ,
tác động bên ngoài, không bị ăn mòn, rỉ sét. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho bề mặt
đồ vật đẹp hơn.
Phân loại của sơn chóng nóng
Căn cứ vào mức độ chịu nhiệt mà người ta có thể phân sơn ra nhiều loại khác nhau:
- Sơn chịu nhiệt 100 độ C
- Sơn chịu nhiệt 200 độ C
- Sơn chịu nhiệt 300 độ C
- Sơn chịu nhiệt 500 độ C
- Sơn chịu nhiệt 600 độ C
- Sơn chịu nhiệt 1000 độ C
- Sơn chịu nhiệt 1200 độ C…
Sơn chịu nhiệt có khá nhiều màu khác
nhau, phổ biến là các màu cơ bản như đen, bạc, nhôm. Ngoài ra, sơn chịu nhiệt
cũng có một số màu sắc nổi bật như vàng, đỏ, đồng,…
Ưu điểm của sơn chóng nóng
Là dòng sơn đặt thù với khả năng vượt trội, được ứng dụng rất nhiều trong đời sống nhờ những ưu điểm nổi bật sau:
- Giảm nhiệt độ bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nắng lên đến 25độC

- Tăng khả năng thoát nhiệt bên trong công trình ngay khi trời tắt nắng từ đó giúp giảm điện năng làm mát đáng kể
- Chống bám bẩn, chống rêu mốc vượt trội giúp bề mặt sơn bền màu và luôn mới, nhờ đó duy trì khả năng chống nóng lâu dài
- Màng sơn bám dính tốt, giúp tăng độ bền của vật liệu
- Chịu được tác động của nước: sơn không bị bong tróc hay bị nứt sau 96 giờ ngâm trong nước.
- Chịu nhiệt độ tốt lên đến 1200oC

- Bảo vệ tốt nhất cho về mặt vật liệu: Giúp giảm độ co giãn vật liệu khi nhiệt độ thay đổi lên tục, từ đó giúp tăng tuổi thọ công trình
- Tăng tính thẩm mỹ: Do có màng sơn đanh chắc, độ bền màu cao nên tăng tính thẩm mỹ, hạn chế tối đa bay màu
- Dễ dàng thi công: do có độ bám dính cao
- Khả năng chống lại tác động từ bên ngoài tốt: Sơn có khả năng chống nước, hóa chất, dầu.
- Màng sơn cứng: chống mài mòn hiệu quả.
- Dễ sử dụng
Tuy nhiên sơn chóng nóng không có nhiều
màu sắc như các loại sơn khác.
Ứng dụng của sơn chóng nóng
Khi kim loại cọ xát nhiều, tiếp xúc với nước mưa lâu ngày, ảnh hưởng bởi môi trường hay tiếp xúc với nhiệt độ quá cao sẽ bị han rỉ, bong tróc các lớp sơn bên ngoài. Điều này khiến tuổi thọ của máy móc hay các công trình bị giảm sút tốn các chi phí cho vật liệu và nhân công. Vậy nên sơn chịu nhiệt là một biện pháp tối ưu và được ứng dụng rất nhiều đặt biệt là sử dụng cho mấy móc như:
- Hệ thống dây chuyền sấy công nghiệp, lọc điện, xyclon lọc bụi
- Thiết bị nồi hơi, nồi cô đặc, chưng luyện, phân tách
- Động cơ máy phát điện và các máy móc khi làm việc có phát sinh nhiệt
- Mái tôn, khung cửa sắt thép khu vực chống nóng các công trình dân dụng và công nghiệp

- Thùng chứa, đường ống dẫn xăng dầu và các dung môi hữu cơ
- Lốc máy, nhà máy, sơn chịu nhiệt lò hơi, lò đốt, lò nung, lò sưởi, tủ sấy
- Đường ống xả, ống khói, ống dẫn khí nóng, khí thải công nghiệp
- Khung cửa bằng sắt thép, mái tôn ở các khu vực chống nóng
- Kiềng bếp ga, pép chia lửa, bô xe máy, ống xả ô tô
- Sơn chịu nhiệt cho các bề mặt kim loại
- Mái tôn nhà hay các nhà xưởng

- Cầu thang thoát hiểm tòa nhà.
- Hầm gửi xe cao ốc, văn phòng, trung tâm thương mại…
- Sản phẩm làm từ gỗ, mây tre… và đăc biệt là chống cháy cho giấy trong công việc lưu trữ hồ sơ giấy tờ.
Những lưu ý đối với sơn chóng nóng khi thi công
Khi thi công đối với bề mặt kim loại: tôn, linh khiện máy móc, …

Kim loại cũ: Làm sạch vết gỉ, để khô và bắt buộc phải sơn lót bằng sơn chống gỉ hệ nước
Kim loại mới: Xử lý sạch bề mặt, để khô, nên sơn lót ở các vị trí mối nối, bắt vít để hạn chế gỉ sét
Khi thi công đối với bề mặt tường: tường nhà, các công xưởng,…

Tường cũ: Cạo bỏ lớp sơn cũ trên cùng, sau đó làm sạch kỹ bằng nước sạch và để khô
Tường mới: Để khô nhằm ổn định kết cấu (tối thiểu 12-15 ngày) và làm sạch bụi bẩn trên bề mặt
Những lưu ý khi mua sơn chóng nóng:
- Xem xét hiệu quả giảm nhiệt
- Tính tiện lợi dễ sử dụng
- Dễ thi công
- Xem xét về chất lượng sản phẩm tránh mua nhầm hàng kém chất lượng
- Tham khảo trước giá cả
Qua việc phân loại, ưu điểm, ứng dụng và điểm cần chú ý trên chắc bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc của mình. Hi vọng bạn sẽ lựa chọn được loại sơn hiệu quả và đúng mong muốn
Một số quy trình thi công khác