Từ xưa đến nay, đồ dùng nội thất bằng gỗ tự nhiên luôn mang lại vẻ đẹp sang trọng. Tuy nhiên để có thể bảo vệ lớp gỗ bền bỉ qua thời gian và tôn lên được vẻ đẹp của nó. Thì người ta đã sử dụng sơn PU để sơn lên bề mặt gỗ. Vậy Sơn PU là gì? Hiện nay có các loại sơn PU nào được ưa chuộng trên thị trường? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.
Sơn Pu là gì?
Sơn PU có nghĩa là Polyurethane, đây là một loại sơn có khá nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày. Sơn PU tồn tại ở 2 dạng chính là dạng cứng và dạng bọt, dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như tủ, giường, bàn, ghế,… Đối với dạng bọt sơn PU dạng bọt dùng để làm nệm mút trong các loại ghế ngồi như ghế ngồi trong xe hơi. Ngoài ra dạng bọt còn được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

3 loại thành phần chính của sơn PU bao gồm:
- Sơn lót: Làm phẳng bề mặt, che các khuyết điểm giúp sản phẩm đẹp hơn.
- Sơn màu: Thường có trong loại sơn dành cho gỗ, tùy theo khách hàng yêu cầu.
- Sơn bóng: Đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.
Ưu điểm nổi trội của sơn PU
Sơn PU được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm khác nhau. Cụ thể với loại sơn này, người ta tìm được những ưu điểm sau:
- Có độ bám dính cao
- Bền bỉ và uốn cong hiệu quả.
- Độ cứng cũng đảm bảo tối đa với hàm lượng tốt nhất.
- Bền màu, ít phai khi tiếp xúc với môi trường. Nhất là khi tiếp xúc với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.
- Màu sắc tươi, sáng rất chuẩn màu, tính thẩm mỹ cao.
- Tạo được độ bóng tốt, giúp nâng giá trị thẩm mỹ cho đồ vật.
- Có khả năng chống lại hiện tượng ố vàng nên sử dụng theo thời gian rất hiệu quả.
- Dễ dàng hơn trong việc sử dụng sản phẩm.

Những lưu ý khi thi công sơn Pu
Để lớp sơn được mịn, màu đẹp, không bị loang lổ hoặc lợn cợn thì bạn cần lưu ý những mẹo dưới đây:
- Vệ sinh đồ gỗ trước khi tiến hành sơn. Trước khi sơn, bạn cần dùng giấy nhám để chà sạch lớp sơn cũ giúp cho sơn bám lâu hơn và bề mặt mịn hơn. Nếu không làm cẩn thận bước này, lớp sơn sẽ bị tích tụ chồng chất lên nhau và làm mất đi tính thẩm mỹ cần có. Sau khi chà sạch bề mặt, bạn hãy đem đi rửa đồ gỗ và phơi khô hoàn toàn.
- Thi công cẩn thận lớp sơn lót. Lớp sơn lót đóng vai trò làm lớp bám dính chắc chắn trên bề mặt đồ gỗ, khi thực hiện, bạn chú ý phải sơn đều, đợi đến khi khô mới phun lớp tiếp theo..
- Sử dụng kỹ thuật sơn hình vòng cung. Kỹ thuật sơn hình vòng cung sẽ giúp giữ nguyên các vân gỗ trên bàn làm việc và không bỏ sót các điểm góc cạnh trên bề mặt gỗ. Bạn nên phun bắt đầu từ những cạnh của đồ gỗ, di chuyển nhanh qua vùng giữa và dừng phun sơn khi đã đi qua rìa.
Các loại sơn PU phổ biến trên thị trường
Loại sơn | Ưu điểm | Nhược điểm |
Sơn 1K | Bám dính tốt Bền uốn tốt Độ cứng cao Hàm lượng rắn cao Không phai màu Chịu thời tiết, chống ố vàng Màu sắc tươi đẹp, độ bóng cao Dễ sử dụng. | Không có khả năng chống trầy Không kháng được dung môi |
Sơn 2K | Có độ mịn cao Độ bóng tốt hơn so với những hệ sơn thường Có khả năng bám dính cao nên bền màu, ít bong tróc. Chống trầy xước hiệu quả Có khả năng chống thấm nước tốt nên hay được dùng cho ngoại thất. Ít khi bị ố vàng | Có thời gian khô lâu hơn Giá thành cao hơn các loại sơn khác Quy trình pha chế phức tạp nên phải có tay nghề, chuyên môn cao. |
Sơn Vinyl | Độ bám dính tốt. Nhanh khô Khả năng uốn tốt Bền đẹp Dễ sử dụng Không màu | Bên cạnh ưu điểm thì sơn PU Vinyl có độ cứng vừa phải, kém hơn so với sơn PU 1K và loại 2K. |
Sơn Pu Epoxy | Độ bền tốt Độ bóng cho tính thẩm mỹ cao Độ kết dính và độ cứng tốt | Thời gian khô lâu Có độ bền thấp nếu ở trong các dung dịch khác nhau |
Trên đây là những giải đáp về sơn PU là gì, những tính chất và quy trình thi công sơn PU mà công ty TNHH Chí Hào triển khai cho khách hàng. Tại Chí Hào chúng tôi không chỉ cung cấp đa dạng các chủng loại sơn sàn Epoxy mà công ty còn thi công chuyên nghiệp các dịch vụ như chống thấm, thi công sơn Epoxy, thi công sơn kẻ vạch, thi công sân tennis.. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ qua với chúng tôi: