Sơn chịu nhiệt là loại sơn có tính chất đặt thù. Vậy nên để đạt được hiệu quả tối ưu cần áp dụng đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Nhằm cho lớp sơn phát huy hết tác dụng bảo vệ tốt bề mặt khỏi các tác động của môi trường và nhiệt độ cao. Chúng ta cùng tìm hiểu các quy trình và những lưu ý cần thiết khi sơn.

Giới thiệu
Là loại sơn dầu, thường là gốc Silicone, có thể chịu được nhiệt độ cao. Tránh được sự ăn mòn, han gỉ cho vật dụng trong môi trường chịu ảnh hưởng nhiều về mặt nhiệt độ.
Sơn có khả năng bảo vệ kết cấu giúp tăng tuổi thọ sử dụng, tránh khỏi sự ăn mòn, han rỉ, phá hủy do nhiệt độ gây nên hoặc do tác động của con người và môi trường xung quanh.
Sơn phủ lên các bề mặt ngoài chức năng bảo vệ, sơn còn tăng tính thẩm mỹ cho các bề mặt bởi màu sắc sơn vô cùng phong phú, có các màu chuẩn thông dụng như: bạc, đen, xám…
Ứng dụng trong cuộc sống:
- Lốc máy, nhà máy, lò hơi, lò đốt, lò nung, lò sưởi, tủ sấy
- Đường ống xả, ống khói, ống dẫn khí nóng, khí thải công nghiệp
- Nồi hơi, nồi cô đặc, thiết bị chưng luyện, phân tách
- Dây chuyền sấy công nghiệp, xyclon lọc bụi, lọc điện
- Động cơ máy phát điện, các máy móc phát sinh nhiệt khi sử dụng
Quy trình chuẩn bị và thi công sơn chịu nhiệt
Chuẩn bị
- Sơn lót chịu nhiệt
- Sơn phủ chịu nhiệt
- Các dụng cụ cần thiết như: cọ quét, con lăn hoặc súng phun có khí
- Pha sơn: lấy một lượng sơn vừa đủ pha đều với dung môi chuyên dụng( tùy vào dụng cụ mà pha với liều lượng khác nhau, đọc hướng dẫn trên bao bì)

Thi công sơn chịu nhiệt
Bước 1: chuẩn bị bề mặt
- Dùng bàn chải sắt chà sạch rỉ sét hoặc thổi mòn bề mặt theo tiêu chuẩn Thụy Điển SA-2.5
- Sau đó dùng khăn lau sạch, không để rỉ sét, dầu mỡ hoặc các tạp chất khác dính trên bề mặt được sơn.

Bước 2: Sơn phủ
- Dùng dụng cụ đã chuẩn bị sơn một lớp lên bề mặt
- Tùy vào nhiệt độ mà có thời gian khô khác nhau. Bình thường thời gian khô bề mặt sẽ rơi vào khoảng 30 phút
- Cần tối thiểu là 8 giờ để khô hoàn toàn và chuyển sang lớp thứ 2( ở điều kiện thường)
- Đối với lớp phủ đề nghị là sơn 1 lớp
Bước 3: sơn lót
- Khi lớp phủ đã khô dùng dụng cụ được chuẩn bị phủ lớp sơn lót
- Tùy vào nhiệt độ mà có thời gian khô khác nhau. Bình thường thời gian khô bề mặt sẽ rơi vào khoảng 30 phút
- Cần tối thiểu 2 giờ để chuyển lớp( ở nhiệt độ thường)
- Lớp sơn đề nghị là hai lớp

Bước 4: Vệ sinh dụng cụ
Sử dụng dung môi để vệ sinh, có thể tận dụng dung môi pha sơn để vệ sinh.

Lưu ý khi thi công:
- Bề mặt kim loại trước khi sơn bắt buộc phải xử lý sạch triệt để (quyết định đến độ bám và 1 phần tuổi thọ của sơn)
- Khuấy đều sơn trước khi sử dụng, pha sơn theo đúng tỉ lệ do nhà sản xuất đưa ra.
- Thi công trong điều kiện nhiệt độ thường. Bề mặt kim loại không quá lạnh hoặc quá nóng (gây giãn nở làm nứt màng sơn).
- Sơn dày không phải là tốt, chỉ nên giới hạn ở 2 lớp sơn kế tiếp với độ dày trong phạm vi khoảng 0,06 – 0,08mm.
- Nên sơn lớp kế tiếp khi bề lớp sơn trước đã khô hoàn toàn. (trung bình từ 8h – 15h, sờ bề mặt cứng và không có cảm giác dính)
Các sản phẩm
Sơn chịu nhiệt Nippon
Được thành lập năm 1881, tập đoàn Nippon Paint ngày nay đã trở thành một thương hiệu hàng đầu trên thế giới về sơn và sơn phủ. Có mặt trên 16 quốc gia trên thế giới. Bằng những nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện chức năng bảo vệ của sơn và sáng tạo thêm những chuỗi màu mới.

Sơn chịu nhiệt Jotun
Jotun là một trong những nhà sản xuất sơn hàng đầu thế giới, có trụ sở chính đặt tại Na Uy với lịch sử 90 năm hoạt động, 69 công ty và 33 nhà máy sản xuất tại 90 nước trên thế giới. Jotun hiện diện ở khắp nơi trên thế giới và đều hoạt động vì một mục tiêu chung với tầm nhìn “Phát triển và lợi nhuận bằng việc đáp ứng hơn cả sự mong đợi của khách hàng”.

Sơn chịu nhiệt RainBow
Công ty sơn Rainbow có khởi đầu hình thành tại Đài Loan vào năm 1951, ngày từ những ngày đầu mới thành lập hãng sơn Rainbow đã chú trọng vào từng khâu sản xuất, nguyên vật liệu đến dây chuyền sản xuất, từ đó cho ra những sản phẩm sơn Rainbow chất lượng hàng đầu từ ngày mới thành lập đến nay.

Sơn chịu nhiệt Dulux
Là dòng sơn ngoại thất cao cấp của Dulux được sản xuất dựa trên công nghệ Hydroprotek tiên tiến của Anh.
Bề mặt của sơn rất bền, có khả năng chống lại nấm móc, bụi bẩn, bong tróc và tính năng làm mát diệu kỳ nên được nhiều khách hàng tin dùng.

Hiện nay có khá nhiều thiết bị sử dụng dòng sơn này như ống khí thải công nghiệp, các lò đốt, lò nung, hệ thống dây chuyền công nghiêp, động cơ các thiệt bị điện, ống xả các loại xe… Có thể thấy, sơn chịu nhiệt hiện diện ở mọi lĩnh vực cũng như mọi nơi trong cuộc sống hiện nay
Một số quy trình thi công khác