Việc thi công sơn Epoxy rất quan trọng nó quyết định độ bền và tuổi thọ của công trình. Vậy nên khi quyết định sơn Epoxy cần đến một quy trình sơn đúng chuẩn và các sản phẩm chất lượng. Bài viết sau đây có thể giúp cho bạn.
Giới thiệu về sơn Epoxy
Là loại sơn cao cấp gồm hai phần chính là A (thành phần sơn) và B (chất đóng rắn). Được sử dụng chủ yếu bảo vệ cho sàn bê tông hay các kết cấu sắt thép mang lại tính thẩm mỹ cùng với yêu cầu về độ bền. Cùng khả năng kháng hóa chất, chống thấm nước, chịu ăn mòn,…
(1).jpg)
Phân loại theo cách thi công thì gồm hai loại chính:
- Sơn epoxy hệ lăn
- Sơn epoxy hệ tự san phẳng
Tương ứng với mỗi bề mặt thì nó sẽ cần tới một loại sơn epoxy riêng biệt để chúng có thể bám dính hiệu quả và phát huy đúng tác dụng như mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng sơn Epoxy, quý khách hãy tìm hiểu thật kỹ về tính năng của sản phẩm cũng như mục đích sử dụng của bản thân để chọn sơn Epoxy sao cho phù hợp nhất nhé.

Quy trình thi công sơn Epoxy
Chuẩn bị trước thi công
Tính toán lượng sơn cần mua
- Thông tường định mức của Epoxy như sau: 1kg sơn lót epoxy sẽ thi công được 8-10m2. Tương tự, 1 kg sơn phủ epoxy sẽ thi công được 8-10m2.
- Dựa trên định mức trên bạn có thể tính toán lượng sơn cần mua
Kiểm tra đánh giá tình trạng bề mặt bê tông
- Cường độ chịu nén còn gọi là mác bê tông cần đạt ít nhất 25N/mm².
- Kiểm tra độ ẩm vì độ ẩm là nguyên nhân chính gây ra bung lớp sơn khiến chúng nhanh hỏng nhất.
- Độ phẳng nền và vệ sinh trước khi thi công

Chuẩn bị dụng cụ
- Máy mài sàn bê tông: dùng để xử lí những vị trí không bằng phẳng. Mài sàn tạo độ nhám giúp tăng độ bám của sơn
- Máy hút bụi: để vệ sinh bề mặt sau mài
- Bay răng cưa: dụng cụ thi công sơn tự phẳng
- Rulo gai: để phá bọt khí và rất cần thiết cho hệ tự san phẳng
- Rulo chuyên chuyên dụng: nên chọn loại tốt để tránh hiện tượng rụng lông.
- Ngoài ra còn có các đồ bảo hộ cho công nhân thi công
- ……….

Quy trình thi công
Bước 1: Xử lý bề mặt
- Phủ bạt quanh vị trí thi công để hạn chế tiếng ồn và bụi mịn
- Sử dụng máy mài sàn để mài bề mặt thi công, quá trình này quyết định trực tiếp đến chất lượng và độ bám của lớp sơn nên cần đặt biệt chú ý
- Xử lí những vị trí lồi lõm, sử dụng vữa trám chuyên dành cho bê tông
- Vệ sinh các bụi bẩn bằng máy hút bụi đã chuẩn bị.

Bước 2: Tiến hành sơn lót
- Lớp sơn lót đóng vai trò trung gian giúp tăng độ kết dính giữa bề mặt và lớp sơn phủ
- Trước khi sơn cần kiểm tra độ sạch của nền và sơn xong cần dặm những chổ mỏng.
- Ngừa hóa chất nước thẩm thấu xuống nền bê tông
Bước 3: Xử lí khuyết điểm
Ở bước này bạn cần xử lí các khuyết điểm các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt bằng bả vá chuyên dụng.
Bước 4: Sơn Lớp Epoxy
Trội đều sơn với chất đóng rắn của sơn epoxy lại với nhau theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất

Đối với sơn hệ lăn
- Với lớp sơn đầu, bạn dùng rulo lăn đều trên bề mặt, sau đó đợi khô khoảng 2-3 tiếng
- Chà nhám loại bỏ các hạt li ti tiếp tục sơn lớp 2-3 tùy vào độ dày yêu cầu
- Sau khi lớp sau hoàn thiện, bạn có thể đi lại sau 1 ngày, các phương tiện có thể di chuyển sau 72 tiếng.
Đối với sơn hệ tự phẳng
- Phương pháp này có độ dày hơn nhiều so với sơn hệ lăn, chúng hoạt động theo cơ chế phản ứng hóa học tự cân bằng của sơn.
- Dùng keo xộp để ngăn cách khu vực thi công để tránh lem ra các khu vực khác
- Đổ sơn ra bề mặt bê tông rồi sử dụng Rulo gai và bay răng cưa để cán phẳng. Độ dài khoảng 1-3mm tùy theo yêu cầu của từng công trình

Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Lớp sơn khô bề mặt sau 24h, khô hoàn toàn sau 7 ngày. Khi lớp sơn khô bề mặt thì người và vật nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn sau thi công. Tiến hành kiểm tra bề mặt và nghiệm thu và bàn giao công trình.

Một số quy trình thi công khác