Sự phát triển của xã hội kéo theo là sự phát triển công nghiệp và máy móc. Để đáp ứng được nhu cầu hiện nay sơn chịu nhiệt độ cao đã ra đời. Vậy sơn chịu nhiệt là gì? và ứng dụng của sơn chịu nhiệt đối với máy móc và công nghiệp ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Sơn Chịu nhiệt là gì?
Sơn chịu nhiệt là sản phẩm sơn 1 thành phần được hình trên cơ sở nhựa Silicolphene kết hợp nhựa Acrylic, bột màu nhũ, phụ gia đặc biệt.
Được phủ lên các bề mặt sắc thép thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao. Tùy vào nhiệt độ mà sơn có thể bảo vệ các kết cấu kim loại khỏi rỉ sét và nhiệt độ từ 200oC – 500oC.

Phân loại sơn chịu nhiệt
Có thể phân sơn theo mức độ chịu nhiệt như:
- Sơn chịu nhiệt 200 độ C
- Sơn chịu nhiệt 300 độ C
- Sơn chịu nhiệt 500 độ C
- Sơn chịu nhiệt 600 độ C
- Sơn chịu nhiệt 800 độ C
- Sơn chịu nhiệt 900 độ C
- Sơn chịu nhiệt 1000 độ C
- Sơn chịu nhiệt 1200 độ C
- Sơn chịu nhiệt 1200 độ F

Ngoài ra, còn có thể phân loại theo cách sử dụng như:
- Sơn xịt
- Sơn phun, quét hoặc lăn
Ưu điểm
Hiện nay thời đại 4.0 phát triển máy móc ngày càng nhiều do đó nhu cầu sử dụng sơn chịu nhiệt cũng ngày một cao. Ngoài ra được sử dụng nhiều do nó còn có một số ưu điểm vượt trội sau:
- Sơn chịu nhiệt 500°C của có khả năng chịu nhiệt lên đến 500°C,
- Bên cạnh đó, còn có khả năng cách điện, không thấm nước
- Không bị hao mòn bởi hóa chất mà vẫn giữ được màu sắc và có tính bền hoá cao.
- Khả năng bám dính cực tốt trên mọi bề mặt chất liệu. Có thể dễ dàng sơn phủ lên kim loại, sắt thép, nhôm, nhựa, tole mạ kẽm hay gỗ tự nhiên, gỗ MDF, gỗ công nghiệp,…
- Thêm một tính năng nữa chính là khả năng làm giảm nhiệt độ nhanh chóng. Giúp cho việc hoạt động máy móc dễ dàng, an toàn, đảm bảo độ bền lâu nhất định.
- Bảo vệ tốt nhất cho về mặt vật liệu: Do sơn có thể chịu được mức nhiệt độ rất cao
- Tăng tính thẩm mỹ: Do có màng sơn đanh chắc, độ bền màu cao nên tăng tính thẩm mỹ, hạn chế tối đa bay màu
- Dễ dàng thi công: do có độ bám dính cao

Ứng dụng sơn chịu nhiệt 500°C vào đời sống
Sơn chịu nhiệt 500°C với khả năng chịu nhiệt lớn nên ứng dụng được mở rộng hơn so với các dòng sơn chịu nhiệt thấp như sơn chịu nhiệt 200°C, 300°C. Nhiều tính năng cũng được cải tiến khiến nhiều công xưởng lĩnh vực công nghiệp, điện máy tin dùng. Một số ứng dụng có thể kế đến của sơn chịu nhiệt 500°C:
- Sản phẩm dân dụng như lò sấy, động cơ mô tô, xoong nồi, bếp lò, bếp ga, động cơ tàu hỏa, ống xả xe gắn máy, xe ô tô
- Bảo vệ công trình như đường ống xăng dầu, bồn chứa ngoài trời. Các kết cấu thép trong nhà xưởng, hệ thống khí thải công nghiệp, ống khói, hệ thống dây chuyền sấy nóng công nghiệp. Máy phát điện, động cơ đốt trong.

- Trong các nhà máy, xí nghiệp với những thiết bị công nghiệp nặng. Máy kéo và những thiết bị cần chịu nhiệt đến 500°C.
- Phục vụ trong việc sản xuất động cơ máy móc và những dụng cụ vận hành nhiệt từ nhiệt độ môi trường xung quanh cho đến 500°C.
- Đặc biệt là khả năng làm giảm nhiệt độ nhanh chóng. Giúp cho việc hoạt động máy móc dễ dàng, an toàn, đảm bảo độ bền lâu nhất định.

Cách lựa chọn sơn chịu nhiệt phù hợp và tránh hàng giả
Cách lựa sơn phù hợp
Sơn chịu nhiệt có rất nhiều loại mỗi loại có mức độ chịu nhiệt và giá thành khác nhau. Đặt biệt giá thành dựa vào mức độ chịu nhiệt của sơn. Vì vậy để chọn được sơn chịu nhiệt phù hợp không chỉ giúp bạn phát huy tối đa tác dụng mà còn tiết kiệm chi phí.
- Mỗi bề mặt sơn đều có một nhiệt độ cần chịu nhất định, Căn cứ vào nhiệt độ cần chịu của bề mặt sơn mà lựa chọn loại phù hợp.
- Ví dụ mức độ cần chịu là 500 độ C thì chỉ nên mua loại 500 độ C. Thấp hơn thì không đủ tác dụng. Cao hơn sẽ lãng phí
- Căn cứ vào môi trường làm việc là trong nhà hay ngoài trời. Nhiệt độ cao hay thấp để có thể lựa chọn loại sơn phù hợp.

Cách tránh hàng giả, hàng kém chất lượng
Ngoài ra, do nhu cầu tăng cao các loại hàng kém chất lượng ra đời vì vậy tạo tình trạng giá cả thất thường xảy ra. Tham khảo các đề xuất sau để có thể tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Vỏ thật hàng giả: tình trạng thu mua vỏ cũ chính hãng rồi bỏ sơn giả vào. Khi mua bạn cần xem kĩ vỏ thùng phải còn nguyên không có tình trạng trầy xước móp méo hay mở sẵn.
Bớt trọng lượng sơn: có nhiều nơi sẽ sớt bớt sơn với một lượng nhỏ ít có thể phát hiện. Tình trạng này không ảnh hưởng đến chất lượng hàng. Nhưng bạn phải bỏ giá thành của 1 thùng đầy để mua 1 thùng lững.
Hàng giả: mỗi loại sơn đều có một điểm nhận dạng nhất định vậy nên trước khi quyết định mua bạn cần tìm hiểu rõ các điểm nhận dạng để có thể tránh mua phải hàng giả
Vinaconnect đem lại cho bạn quy trình thi công và các hãng sơn chất lượng. Địa chỉ: 606/76/4 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh. Hotline: 0825 202 226
Một số quy trình thi công khác
- Quy trình thi công sơn chóng nóng
- Quy trình thi công sơn Chịu nhiệt
- Quy trình thi công sơn dầu
- Quy trình thi công sơn kẻ vạch
- Quy trình thi công sơn Epoxy
- Quy trình thi công sơn nước
- Quy trình thi công sơn phản quang