Đối với các công trình lớn như trung tâm thương mại hay các tòa nhà cao tầng thì chống thấm luôn là hạng mục được các nhà đầu tư chú trọng. Nhất là tầng hầm là trụ cột vững chắc của một công trình. Vậy nên chống thấm tầng hầm đóng vai trò rất quan trọng trong một công trình. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các cách chống thấm tần hầm hiệu quả hiện nay để bạn tham khảo.
Chống thấm tầng hầm là gì?
Chống thấm tầng hầm liên quan đến các kỹ thuật và vật liệu được sử dụng để ngăn nước thấm vào tầng hầm của một ngôi nhà hoặc một công trình. Chống thấm một tầng hầm đó là bên dưới tầng trệt có thể yêu cầu áp dụng các vật liệu chất bịt kín, việc lắp đặt hệ thống thoát nước và thùng đựng nước thải bơm , và nhiều hơn nữa.

Thi công chống thấm cho tầng hầm đòi hỏi kỹ thuật tay nghề thi công cứng, nhiều năm kinh nghiệm chuyên về xử lý chống thấm ngược cho nhiều công trình. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng cũng như độ bền lâu dài cho công trình.
Nguyên nhân gây thấm tầng hầm
Tầng hầm bị thấm có thể do một số nguyên nhân sau:
- Thiết kế chống thấm không đúng quy trình ngay từ đầu.
- Chất lượng bê tông kém làm xuất hiện các mao quản.
- Hệ thống thoát nước và đất không phù hợp. Nếu nước không được dẫn ra khỏi nhà, nó sẽ tích tụ xung quanh nền móng và cố gắng tìm đường vào bên trong.
- Máng xối được cài đặt và bảo trì kém, lắp đặt không đúng cách hoặc quá tắc để hoạt động, nước sẽ thoát ra xung quanh nền móng.
- Độ dốc mặt đất xung quanh nền móng sai, nước sẽ tích tụ xung quanh.
- Áp suất thủy tĩnh xảy ra có thể quá mạnh, đến nỗi nó sẽ gây ra các vết nứt.
- Thời tiết Việt Nam dễ gây ra tình trạng ẩm thấp, làm co giãn kết cấu vật liệu.
Khi tầng hầm bị thấm có thể gây ra một số hậu quả như: trơn trượt, ẩm mốc, tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe, … Ngoài ra còn ảnh hưởng đến kết cấu công trình làm cho công trình dễ xuống cấp.
Các phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả hiện nay
Thi công chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
Quy trình sử dụng sơn chống thấm tầng hầm được thực hiện bằng các bước vô cùng đơn giản như sau:

Bước 1: Bo góc chân tầng hầm và bão hòa nước
- Làm sạch bề mặt bằng các dụng cụ chuyên dụng. Sau đó tiến hành bo góc chân tầng hầm.
- Tiến hành bo góc chân tầng hầm bằng Sơn chống thấm. Sau đó quét lớp mỏng chống thấm, dưới lưới thủy tinh và bo góc với bề mặt rộng từ 10 – 15cm.
Bước 2: Thi công chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
- Những lớp chống thấm cần giữ vuông góc, thi công quét từ trên xuống.
- Lớp chống thấm có độ dày trung bình là 1mm/lớp. Mỗi lớp kéo dài từ 1 đến 2kg. Liều lượng sử dụng tùy theo từng tầng hầm có thể lên tới 2 đến 6kg.
Lưu ý: Với phương pháp chống thấm bằng sơn cần bảo dưỡng bề mặt chống thấm để tạo liên kết tốt nhất. Cần trộn vật liệu sơn chống thấm vừa phải, tránh thi công không kịp sơn bị khô.
Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sạch sẽ, rắn chắc.
Loại sạch mọi bụi bẩn trên bề mặt.
Bước 2: Quét lớp tạo dính
- Dùng lu sơn để thi công để có thể dàn mỏng, cũng như tạo đều được lớp tạo dính lên bề mặt của tầng hầm. Cần đảm bảo bề mặt phải kín và lớp tạo dính cần phải đều.
- Sau khi thi công đảm bảo lớp tạo dính khô mới tiến hành dán màng chống thấm bitum lên bề mặt.
Bước 3: Thi công chống thấm bằng màng khò nóng

- Kiểm tra toàn bộ lớp màng, bề mặt dán hoặc khò cần phải để úp xuống dưới. Đặt cuộn màng vào vị trí cần thi công.
- Sử dụng đèn khò nóng dán lên bề mặt màng chống thấm của tầng hầm. Lưu ý cuốn ngược màng chống thấm, tránh để thay đổi vị trí và hướng chống thấm.
- Dùng đèn khò gas để làm tan chảy lớp tạo dính trên bề mặt tầng hầm. Dùng ngọn lửa để lớp màng chống thấm dính vào bề mặt lớp tạo dính.
- Cuối cùng ep và miết phần màng chống thấm xuống bề mặt tầng hầm thật chặt để đảm bảo cố định.
Sử dụng màng chống thấm tự dính
Đối với tầng hầm cũng có thể sử dụng thêm màng chống thấm tự dính. Màng chống thấm này có thể được áp dụng như sau:

- Trải màng chống thấm sau đó bóc lớp nilon trên bề mặt. Dùng màng đã bóc dán lên toàn bộ bề mặt của tầng hầm.
- Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp sẽ dao động từ 70 – 100mm. Lý do là bởi màng chống thấm này không cần tác động từ nhiệt.
- Trát thêm 1 lớp bê tông dày từ 3 – 4cm lên bề mặt lớp màng chống thấm sau khi đã dán xong. Mục đích nhằm bảo vệ cho bề mặt chống thấm, kéo dài độ bền, tuổi thọ của công trình.
Sử dụng hóa chất chống thấm
Sử dụng hóa chất chính là phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả tiếp theo. Với giải pháp này bạn có thể thực hiện như sau:
- Tiến hành làm ẩm bề mặt trước khi thi công.
- Tiến hành quét hóa chất lên bề mặt đã được xử lý sơ qua.
- Mỗi lớp hóa chất quét cách nhau từ 2 – 4 tiếng đồng hồ. Thực hiện thao tác quét lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất.
Bạn có thể tham khảo các phương pháp chống thấm tầng hầm thông thường trên đây. Tuy nhiên còn cần quan tâm thêm đến giải pháp chống thấm ngược dưới đây để đảm bảo độ hiệu quả.
Phương pháp chống thấm ngược cho tầng hầm
Phương pháp thi công chống thấm ngược sẽ được thực hiện khi:
- Khe tiếp giáp giữa 2 nhà không được xử lý thi công chống thấm.
- Có các bể ngầm chứa nước khi đưa vào sử dụng có nguy cơ thấm qua thành bể xuống tầng hầm.
- Chống thấm cho tầng hầm và hố của thang máy.
Cách thực hiện
- Sử dụng các dụng cụ để xử lý và làm sạch bề mặt.
- Tạo độ ẩm cho bề mặt tầng hầm trước khi thi công.
- Sử dụng các loại vật liệu thích hợp như màng khò nóng, màng khò dán sẵn, vật liệu dạng quét, dạng phun…
- Nghiệm thu công trình, test khả năng chống thấm trước khi bàn giao.
Với các phương pháp chống thấm tầng hầm, tùy theo nhu cầu lựa chọn phù hợp. Quan trọng nhất vẫn là tìm một đơn vị để thi công đúng chuyên môn, kỹ thuật, chất lượng. Giới thiệu với bạn dịch vụ thi công Chí Hào chuyên cung cấp các dịch vụ thi công sơn chống thấm. Với đội ngũ chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm tay nghề cao.
Thông Tin Liên Hệ
- CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DV CHÍ HÀO
- Địa chỉ: 606/76/4 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
- Hotline: 0825 202 226
- Email: [email protected]