Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Đặt biệt là vào mùa mưa sẽ thường xuyên có các trận mưa bão các yếu tố từ thiên nhiên. Vậy nên việc tu sữa bảo dưỡng thường xuyên là rất cần thiết. Sau dây là các trường hợp thấm tường nhà và cách sử lý mà bạn có thể tham khảo.
Trường hợp thấm tường nhà cũ
Để chống thấm cho tường nhà cũ , bước đầu chúng ta phải làm sạch bềmặt tường, cạo lớp vôi cũ và rửa sạch. Nếu tường bị thấm thì phải xử lý chống thấm rồi mới bả matít và lăn sơn. Có làm kĩ càng vậy thì hiệu quả chống thấm mới hoàn toàn 100%.

Phương Pháp thi công chống thấm tường nhà cũ:
- Bước 1 : Cạo sạch lớp sơn cũ đã bong tróc của bề mặt tường, dùng chổi sắt đánh sạch các lớp rong rêu nếu có. Nếu không làm sạch tường cũ thì lớp sơn chống thấm tường rất dễ bị bong rộp
- Bước 2 :. Dùng keo chống thấm xử lý trám các vết nứt, kẻ hở của tường
- Bước 3 : Phủ từ 2 lớp trở lên với các loại sơn chống thấm chuyên dụng như Kova, Sika. Lưu ý là chỉ tiến hành sơn khi bề mặt đã làm sạch , khô ráo thì chất lượng về sau mới bền và đảm bảo.
Chống thấm tường nhà mới xây
Tường nhà mới xây muốn chống thấm thì cần phải tô trát đánh bóng làm sạch và tiến hành sơn chống thấm là hợp lý nhất. Nhưng bề mặt trát cần đánh giấy nhám và làm vệ sinh sạch sẽ.

Sau đó dùng các loại sơn chống thấm tường ngoài trời hay còn gọi là keo chống thấm bề mặt ngoài. Các loại keo này có ưu điểm như chống thấm nước tuyệt vời, tính đàn hồi cao, dễ thi công cũng như tuổi thọ cao, và đặc biệt là giá thành rẻ hợp lý.
Việc chống thấm tường nhà cần thực hiện cả tường trong lẫn tường ngoài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trường hợp chống thấm tường nhà liền kề
Chống thấm bằng tôn lá
Trường hợp khe hở giữa tường nhà với bên cạnh nhỏ thì có thể nước mưa theo đó thấm vào. Điều này lâu ngày sẽ gây ra tình trạng thấm nước mưa vào trong. Khắc phục điều này bằng cách cắt các tấm tôn ốp vào. Dùng đinh cố định vị trí và bắn keo silicon giữa tường và lớp tôn để khi nước mưa rơi xuống sẽ theo máng tôn đó chảy ra ngoài. Điều nay sẽ đảm bảo cho việc chống thấm tường nhà được khá đảm bảo

Chống thấm tường nhà liền kề khi bắt đầu xây
Chống thấm tường nhà liền kề khi vừa bắt đầu thi công là biện pháp tối ưu nhất. Khi thi công phần thô đến phần tiếp giáp giữa 2 tường nhà. Thì sử dụng gạch và bê tông để lấp đầy khe hở tiếp giáp. Sử dụng hồ dầu, máng bê tông để chống nứt cần tạo độ dốc để đảm bảo nước mưa không bị đọng lại.

Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài xong. Bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài. Với trường hợp này phổ biến nhất là sử dụng các loại sơn chống thấm pha xi măng, hóa chất chống thấm,…
Chống thấm ngược tường nhà liền kề
Chống thấm ngược tường nhà liền kề là thi công chống thấm ở mặt trong kết cấu, nơi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm. Đây là phương pháp chống thấm thường được sử dụng để chống lại hiện tượng mao dẫn xảy ra bên trong kết cấu công trình.
Phương pháp này ở dạng chống cháy vì chi phí thi công cao cũng như hiệu quả về lâu dài không bằng các phương pháp trên.
Trường hợp thấm chân tường nhà
Thấm chân tường nhà có thể sử lý bằng nhiều cách các cách cơ bản truyền thống nhưng nhũng cách là hiệu quả chống thám lại không cao như:
- Ốp gạch hoặc ốp đá để trang trí và chống thấm cho chân tường
- Sử dụng giấy dán tường để chống thấm
- Đục chân tường rót vữa để tạo dầm cách ẩm
- Chống thấm chân tường bằng xi măng/ vữa trộn xi măng
Ngoài ra còn có các quy trình chống thấm chân tường yêu cầu kĩ thuật cao như:
Chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC :

Bước 1: Đục vữa chân tường cần thi công chống thấm
Đục lớp vữa bên ngoài chân tường (khoảng 30cm đến 40cm tùy công trình). Chú ý không tác động đến gạch cốt bên trong.
Bước 2: Tạo phễu trong chân tường để rót hóa chất
Sử dụng máy khoan để khoan một lỗ cách nền chân tường 15cm đến 20cm, nghiêng 45 độ. Mức độ khoan nhất định

Bước 3: Làm sạch chân tường
Thổi sạch hoàn toàn bụi bẩn và tạp chất bằng máy thổi bụi. Sau đó, phun một ít nước vào lỗ đã khoan. Tiếp theo, cần đặt ống dẫn dung dịch hóa chất vào các lỗ khoan. Chuẩn bị sẵn vữa để bịt kín miệng lỗ khoan ngay sau khi rót hóa chất. Tránh xảy ra hiện tượng không có sẵn vữa khiến dung dịch bị chảy ra ngoài.
Bước 4: Rót sika chống thấm chân tường Water Seal DPC vào lỗ khoan
Mỗi lần rót dung dịch Water Seal DPC vào lỗ khoan, chỉ nên rót khoảng 30ml đến 35ml. Rót nhiều liên tục để dung dịch thấm vào các mao mạch, đến khi lỗ khoan đầy thì dừng lại.

Bước 5: Trát lỗ khoan
Trộn vữa trát lỗ khoan bằng xi măng, cát, nước và Water Seal DPC theo tỷ lệ 1:3:4:1. (Tức là 1 phần xi măng, 3 phần cát, 4 lít nước và 1 lít Water Seal DPC). Dùng vữa đã trộn để trát kín các lỗ khoan.
Chống thấm ngược chân tường không cần đục vữa
Phương pháp chống thấm ngược chân tường này được áp dụng khi tường nhà bị thấm từ bên ngoài. Đặc biệt hiện tượng tường thấm giáp ranh nhà hàng xóm hoặc tường không được trát vữa từ bên ngoài.
Các bước thực hiện
Bước 1: Cạo bỏ lớp sơn cũ rồi vệ sinh làm sạch bề mặt tường để tạo độ bám dính tốt nhất cho hợp chất chống thấm.

Bước 2: Phun tạo độ ẩm cho bề mặt chân tường trước khi chống thấm.
Bước 3: Trộn hỗn hợp Water Seal DPC và bột Fosroc TGP theo tỷ lệ 1:3 (1 lít Water Seal DPC + 3 kg bột Fosroc TGP) dùng máy khuấy đều hỗn hợp.
Bước 4:. Quét 2 – 3 lớp hỗn hợp mỗi lớp cách nhau từ 2 – 4 tiếng để xử lý chống thấm chân tường hiệu quả nhất.
Bước 5:. Để bề mặt tường khô ráo 2 ngày sau đó có thể quét sơn để cải thiện tính thẩm mỹ của bề mặt tường.
Trên đây là các hợp tường bị thấm và cách sử lý mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra vẫn còn một số cách chống thấm hiệu quả khác mà bạn có thể tham khảo. Hãy chống thấm ngôi nhà của bạn để tránh các tác nhân gây hại bạn nhé!