Vết nứt tường đối với ngành xây dựng mà nói có lẽ không còn quá xa lạ. Bởi vì hầu như ai trong ngành xây dựng hẳn ai cũng đã có lúc phải xử lý vết nứt tường. Nguyên nhân gây ra các vết nứt này rất phức tạp. Quan trọng là làm sao để chữa các vết tường bị nứt, hãy cùng theo dõi bài viết này để biết cách sửa chữa tường bị nứt nhé!
Vết tường nứt đem lại những hậu quả gì?
Vết nứt tường nhà không chỉ khiến ngôi nhà giảm tính thẩm mỹ mà còn làm cho người ở có cảm giác khó chịu, không yên tâm. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến kết cấu căn nhà, dẫn đến hư hỏng nặng.

- Về thẩm mỹ. Các vết nứt sơn trên bề mặt tường sẽ không ảnh hưởng gì nhiều lắm đến kết cấu ngôi nhà. Tuy nhiên nó sẽ làm mất đi tính thẩm mĩ của ngôi nhà khiến cho cảm giác không thoải mái
- Nguy cơ nứt rộng và dài ngày càng tăng. Đối với trường hợp tường nhà bị nứt sâu thì tường này không chỉ dừng lại ở việc mất thẩm mỹ. Mà nó còn gây ra rất nhiều hậu quả vô cùng khó lường. Nhà bị nứt lớn không thể kiểm soát được những thiệt hại lớn về tài sản như nhà bị gạch vữa rơi xuống. Trời mưa thì nước mưa ngấm vào trong nhà gây thấm dột.
- Là chỗ ẩn nấp của nhiều côn trùng gây hại. Các vết nứt này nếu để lâu ngày không được khắc phục. Thì sẽ trở thành chỗ ẩn nấp cho nhiều loại côn trùng. Mà khi hít phải sẽ dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp: viêm xoang, viêm mũi, nấm da… Những bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ.
Các nguyên nhân gây ra vết nứt tường
Tường bị nứt do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do:
- Do tường xây dựng trên nền đất yếu: vì thế làm ảnh hưởng tới móng tường, móng dễ lún và dẫn tới tình trạng nứt tường sau một thời gian dài đi vào sử dụng.
- Do kỹ thuật thi công không đảm bảo:. Ví dụ như thi công móng, ép cọc, gia cố, đổ bê tông, không đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó chất lượng cốt thép kém, giằng móng kém, để nhiều mạch ngừng thi công cũng khiến tường bị nứt.
- Do tác động bên ngoài: Điển hình như tường bị vật nặng đâm vào, do khoan tường nhiều, tác động của động đất… Cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nền móng và gây nứt tường.

- Do thợ thi công tay nghề kém: thợ thi công mà không có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ không biết cách tính toán được khả năng chịu lực của nền móng, không biết cách sử dụng chất liệu đổ bê tông…cũng dễ khiến móng tường bị vỡ, là nguyên nhân gây ra nứt tường.
- Tường nứt do yếu tố nhiệt độ, thời tiết. Thời tiết biến đổi thất thường dẫn đến hiện tượng giãn nở khi nóng, co vào khi lạnh. Điều này dẫn đến sự co giãn đột ngột của tường, tạo nên hiện tượng nứt.
Có thể dựa theo chiều vết nứt là nứt ngang dọc, hay vết nứt ở cột đầm sàn,… Mà dự đoán được nguyên nhân gây ra vết nứt. Dù là vì nguyên nhân nào thì tình trạng tường xuất hiện các vết nứt cũng đều không tốt
Các biện pháp sửa chữa tường bị nứt
Những vết nứt tường sơn lớn luôn là điều khiến nhiều người phải đau đầu. Trong kiến trúc nhà ở, đối với những vết nứt lớn, chủ nhà cần phải xử lý nhanh chóng vì những vết nứt này lan rất nhanh, có thể làm cho vùng tường xung quanh cũng bị nứt. Tùy vào tình trạng vết nứt khác nhau mà sử dụng cách sửa chữa cho hợp lí.
Sửa chữa tường bị nứt vữa sửa chữa
Sử dụng vữa sửa chữa các vết nứt lớn lâu ngày. Vữa sửa chữa có ưu điểm đồng nhất với vật liệu bê tông và dễ dàng phủ sơn che giấu vết.
- Sử dụng vữa để trám vào các lỗ hổng và những vết nứt lớn.
- Sau đó làm phẳng bề mặt bằng loại bột trét chuyên dụng cho các vị trí bị nứt lớn. Nhất là những vị trí tường sơn ngoài trời.
- Chú ý không được để tường quá khô, nên giữ độ ẩm cho tường sơn khoảng 16% (sử dụng máy đo độ ẩm tường cao cấp EM-4806 để đo) để tăng độ hiệu quả sau khi khắc phục.
- Tiếp tục phủ một lớp sơn lót chống kiềm.
- Chờ cho sơn khô sau đó phủ lên trên 1 – 2 lớp sơn chống thấm lên trên là được.
Sửa chữa tường bị nứt bằng keo trám vết nứt tường
Đây là một trong những phương pháp đơn giản dành cho những khe nứt nhỏ. Và chạy thành rãnh, lúc này bạn chỉ cần sử dụng keo để bít và hàn lại các vết nứt này.

- Tiến hành đục rộng và sâu 3 – 4cm xung quanh vị trí vết nứt trên tường.
- Xịt, rửa vết nứt sạch sẽ.
- Dùng keo trét kín vết nứt.
- Phủ chất chống thấm co giãn tạo màng chống thấm lên bề mặt.
Sửa chữa tường bị nứt nhỏ bằng sika
- Trước tiên bạn phải vệ sinh sạch sẽ vị trí vết nứt.
- Dùng máy cắt bê tông cắt hình chữ V dọc theo tâm vết nứt rộng khoảng 2cm sâu khoảng 1,5cm.
- Vệ sinh thật sạch sẽ vết cắt vết nứt.
- Trám toàn bộ đường cắt bằng keo Sikadur 731 hay Sika latex để xử lý vết nứt tường nhỏ cố định.

Vẽ lên tường để che vết nứt
Với một chút hoa tay và sơn màu, bạn có thể biến những vết nứt thành những cây hoa, họa tiết thú vị rất khó lường!
Dùng các loại tranh treo để che vết nứt tường
Các loại tranh là một ý tưởng hay để che những vết nứt nhỏ không thấm nước. Bạn có thể sử dụng tranh dán giấy, tranh lụa truyền thống. Hoặc hiện đại hơn, có thể treo tranh thêu chữ thập, tranh đính đá. Đây là loại tranh có thể tự tay bạn hoàn thiện nên rất ý nghĩa.

Ngoài ra còn có thể sửa chữa tường bị nứt các vết nứt bằng các biện pháp như:
- Sử dụng tấm ốp che tường
- Gia cố chống nứt bằng lưới thép
- Quét lại bằng nước xi măng để che vết nứt