Sơn tĩnh điện có lẽ còn xa lạ đối với nhiều người nhưng thực tế nó được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống. Vậy sơn tĩnh điện là gì? được ứng dụng thế nào trong cuộc sống chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện được phủ dưới dạng bột khô được gia nhiệt, hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo. Trái ngược với các loại sơn thông thường là dùng nước hoặc dung môi. Thì sơn tĩnh điện sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo nên liên kết bền vững với các chi tiết cần phủ. Chính vì vậy mà sơn tĩnh điện mang lại chất lượng luôn đồng đều và gắn chặt với bề mặt.

Người ta sẽ thiết lập đường dẫn sơn từ hệ thống cấp sơn bột đến buồng phun sơn. Chúng được phun thông qua các súng phun tự động hoặc súng phun cầm tay. Khi đi qua súng phun, chúng sẽ được tích điện tích dương, trong khi đó các vật liệu cần sơn tĩnh điện sẽ được tích điện tích âm. Nhờ nguyên lý tích điện trái dấu nên các hạt sơn bột sẽ dễ dàng bám đều lên bề mặt vật liệu ngày cả ở các góc khuất.
Phân loại sơn tĩnh điện
Phân loại theo tính chất gồm 2 loại:
- Sơn tĩnh điện khô: sử dụng bột tĩnh điện để làm sơn cho sắt, thép, inox
- Sơn tĩnh điện ướt: Sử dụng dung môi để làm sơn cho gỗ, nhựa, kim loại….
Phân loại theo chức năng gồm 5 loại:
- Bột Sơn Polyeste:. Đây là loại sơn phổ biến nhất, có ưu điểm là độ bền cao, chịu được ánh năng mặt trời.
- Bột Sơn Epoxy: thường sử dụng để chống va đập, bám dính, xói mòn
- Bột Sơn Acrylic: Thường được sử dụng chủ yếu trong lớp sơn trong, tạo ra độ mịn màng cho bề mặt và có tác dụng kháng lại hóa chất tốt
- Bột Sơn Fluoropolymer: thường được dụng cho sơn ngoài trời
- Bột Sơn hybrid (Epoxy-Polyester): có chi phí thấp, sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện sử dụng nguyên lý điện tử để tạo ra sự bám dính cho màng sơn. Lớp sơn sẽ được phủ lên trên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt. Để khi bột sơn đi qua súng sẽ được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun. Sau đó đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường tới vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Lúc này, nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, và có thể di chuyển vào hầu hết các bề mặt bị khuất.
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
Bạn có biết tại sao công nghệ sơn tĩnh điện đang ngày càng trở nên phổ biến hơn không? Đó là bởi công nghệ sơn này có hàng loạt những ưu điểm nổi bật hơn so với những phương pháp sơn khác. Sau đây là một số ưu điểm nổi bật của sơn tĩnh điện:
- Về kinh tế: Sơn tĩnh điện mang lại lợi ích cao về mặt kinh tế. 99% sơn được sử dụng triệt để, bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi và tái sử dụng triệt để. Giá thành sản phẩm sử dụng sơn tĩnh điện sẽ rẻ hơn các loại sơn thông thường.
- Về đặc tính sử dụng:. Quy trình sơn được thực hiện tự động hóa dễ dàng bằng cách sử dụng súng phun sơn tự động. Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào.

- Về chất lượng: Tuổi thọ thành phẩm của sơn tĩnh điện cao. Khó bị ăn mòn bởi các tác nhân hóa chất, hóa học hay thời tiết.
- An toàn với môi trường: Sơn tĩnh điện không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên nó sẽ không gây hại cho môi trường trong quá trình thi công. Chất thải có thể xử lí trong bãi rác nên sẽ không gây nguy hại đến môi trường.
- Độ bền:. Khi đóng rắn, sơn tĩnh điện tạo thành lớp bảo vệ cứng hơn nhiều so với các loại sơn khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sơn tĩnh điện là giải pháp lâu bền nhất trên thị trường.
Ứng dụng của sơn tĩnh điện hiện nay
Sơn tĩnh điện là gì? Ứng dụng ra sao là câu hỏi thường xuyên gặp phải. Sơn tĩnh điện hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý tĩnh điện trong vật lý hiện đại. Nên nó phù hợp với các vật liệu kim loại và thường được sử dụng trong gia đình và các thiết bị máy móc công nghiệp. Chúng ta có thể kể đến các ứng dụng của sơn tĩnh điện như:

- Ứng dụng trong sơn kệ sắt thép mạ kẽm, hàng rào mạ kẽm, khung cửa sắt, cổng nhôm
- Ứng dụng trong công nghệ ô tô, xe máy như:. Khung xe, nắp capo, mâm xe, tay nắm cửa, bộ tản nhiệt, bộ lọc và rất nhiều chi tiết khác.
- Ứng dụng trong các thiết bị gia dụng: mặt trước và mặt bên của tủ lạnh, vỏ máy giặt, vỏ cục nóng máy lạnh, thùng máy sấy, lò vi sóng, lò nướng, khung võng kim loại…
- Ứng dụng trong kiến trúc, trang trí nhà cửa:. Khung cửa sơn tĩnh điện, cửa ra vào, đồ nội thất, lan can, biển báo, trụ và hàng rào…
- Ứng dụng trong các sản phẩm hàng ngày: như thiết bị chiếu sáng, ăng-ten và các bộ phận điện. Nông dân có máy kéo và thiết bị nông nghiệp được sơn tĩnh điện. Những người yêu thích thể dục sử dụng gậy chơi gôn, xe trượt tuyết, xe đạp và thiết bị tập thể dục, tất cả đều được sơn tĩnh điện.